SME là gì? Những cơ hội và thách thức của SMEs tại Việt Nam

Người đăng: Thúy 83

SME hay SMEs là một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường hay nghe và được nhắc đến trong nhiều năm trở lại đây nhờ sự tăng trưởng “nở rộ" nhà nhận được các chính sách quan tâm từ nhà nước để thúc đẩy phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển đó là những cơ hội và thách thức. Song, không phải ai cũng hiểu rõ về SME. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về nó, hãy cùng Marvel-Media.net khám phá trong bài viết này nhé!

1. SME là gì?

1.1. SME viết tắt của từ gì?

SME hay SMEs là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế, chúng được viết tắt bởi các chữ cái tiếng Anh :

  • S = Small
  • M = Medium
  • E = Enterprise

SME (Small and Medium Enterprise) được dịch nghĩa là Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (về vốn, nhân sự, người lao động và doanh thu). 

Theo tiêu chí của nhóm Ngân hàng Thế giới:

Ngày nay, SME chiếm đến 90% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu và góp phần tạo nên 50% việc làm cho người lao động trên thế giới. 

Tại Việt Nam, SME cũng đang có dấu hiệu phát triển “chóng mặt" nhờ sức hút thị trường và chính sách mở rộng. Điều này cũng đồng nghĩa với tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là tương đối lớn và nguy cơ phá sản cũng không hề nhỏ.

1.2. Phân loại doanh nghiệp SME

Tại Việt Nam, theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy định:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và được tóm tắt lại như sau:

- Với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

 

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm

Không quá 10 người

Không quá 50 người

Không quá 100 người

Tổng doanh thu/ năm

Không quá 10 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

Không quá 300 tỷ đồng

Hoặc tổng nguồn vốn

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

- Với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng:

 

Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm

Không quá 10 người

Không quá 100 người

Không quá 200 người

Tổng doanh thu/ năm

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 50 tỷ đồng

Không quá 200 tỷ đồng

Hoặc tổng nguồn vốn

Không quá 3 tỷ đồng

Không quá 20 tỷ đồng

Không quá 100 tỷ đồng

2. Sự khác nhau giữa doanh nghiệp SME và Start-up

Tiêu chí

Doanh nghiệp SME

Doanh nghiệp Start-up

Khái niệm

Là các công ty vừa, nhỏ và siêu nhỏ về vốn, nhân sự, người lao động và doanh thu

Là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung, có khả năng tăng trưởng mạnh về quy mô

Mục tiêu kinh doanh

Lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao.

Thế mạnh là các ngành ăn uống, lương thực, thời trang…

Tập trung vào việc quy trình hoá các công việc trong một bộ máy vận hành, chuyển giao công nghệ, các sản phẩm có tính đột phá, mới mẻ…

Quy mô

Vừa và nhỏ, thường mang tính chất địa phương

Nhắm đến thị trường rộng lớn, thậm chí thị trường toàn cầu

Chủ sở hữu

Thường là doanh nghiệp cá nhân, gia đình. Việc điều hành chủ yếu từ các thành viên trong gia đình. 

Chia sẻ cổ phần công ty cho nhà đầu tư để nhận sự giúp đỡ về tài chính, chiến lược.

Sự cạnh tranh

Cạnh tranh không lớn

Cạnh tranh gay gắt, cần các sản phẩm đột phá, sáng tạo độc đáo.

Sự tăng trưởng

Có thể có lợi nhuận từ ngày đầu tiên. Tuy nhiên doanh thu không tăng trưởng nhiều.

Thường chịu lỗ trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên doanh thu có thể đạt được có thể tăng trưởng nhanh.

Vòng đời công ty

Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ thất bại trong ba năm đầu ít (khoảng 32%).

Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ thất bại trong ba năm đầu cao (có thể lên đến 92%).

3. Vai trò của SME đối với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam

Các doanh nghiệp SME đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển kinh tế  như giải quyết các vấn đề xã hội, cụ thể:

Giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội

Như đã đề cập ở trên, số lượng doanh nghiệp SME khổng lồ đã giúp giải quyết được trên 50% nhu cầu công ăn việc làm trên thị trường. Nguồn lao động và sản phẩm được tạo ra từ các doanh nghiệp SME cũng sẽ đẩy mạnh khả năng phát triển kinh tế xã hội.

Làm cho nền kinh tế năng động

Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các công ty SME có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến.

Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh.

Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, trình độ cao

Các doanh nghiệp SME tạo ra môi trường tốt cho các nhà kinh doanh thỏa sức phát triển bản thân. Bản chất của các doanh nghiệp SME làm cho các nhà kinh doanh cảm thấy tự do hơn, năng động hơn nhưng cũng không thiếu các nhà kinh doanh có trình độ cao.

Giúp nâng cao GDP quốc gia

Các doanh nghiệp SME đóng góp từ 30-53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19% - 31% trong tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

4. Những cơ hội và thách thức của SME tại Việt Nam

4.1. Cơ hội

  • Không quá đau đầu trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực.
  • Khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường.
  • Sự điều hướng quản lý kinh doanh, thay đổi nhân sự và nhân viên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Chi phí đầu tư phát triển không quá cao, cơ hội thu hồi vốn nhanh hơn.
  • Thời kỳ hội nhập hoá giúp cơ hội thị trường của các doanh nghiệp SME lớn hơn.

4.2. Thách thức

  • Khó tiếp cận nguồn vốn: Các doanh nghiệp SME thường thiếu vốn để bắt đầu kinh doanh, thậm chí nhiều doanh nghiệp SME liên tục gặp khó khăn trong việc thuyết phục các tổ chức tín dụng hay ngân hàng cho vay vốn. Không có vốn, doanh nghiệp khó có thể mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh trì trệ, không tăng trưởng đột phá, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
  • Khó tiếp cận chuỗi cung ứng toàn cầu: Việc hội nhập công nghệ cung ứng giúp doanh nghiệp có thể quản lý cạnh tranh cũng như giảm tối thiểu tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những hạn chế trong công nghệ sản xuất dẫn đến năng suất thấp kèm bất lợi trong thiếu hụt nhân lực khiến SME liên tục phải chịu đương đầu với việc tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội kết nối với các doanh nghiệp FDI.
  • Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn. Cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc quảng bá thương hiệu để tạo dựng được lòng tin với khách hàng.
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME thường bị đánh giá thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn.
  • Thông thường, các doanh nghiệp SME thiếu hấp dẫn với các nhà quản lý và điều hành giỏi. Điều này dẫn đến việc thiếu kiến thức quản lý. Các doanh nghiệp lúc đó sẽ có nguy cơ phá sản vì không quản lý được nguồn lực, dòng tiền cũng như không có được chiến lược phù hợp.
  • Lỗ hổng trong quản trị doanh nghiệp: Có thể nói, các lãnh đạo doanh nghiệp SME chưa thực sự đầu tư kinh phí cho việc triển khai chiến lược Marketing cho thương hiệu, sản phẩm khiến việc cải thiện doanh số chưa thực sự hiệu quả. Cùng với đó là vướng mắc về cơ chế thông tin, hạn chế trong nguồn lực và công tác quản trị.
  • Bộ máy nhân sự gọn nhẹ, đơn giản, không đạt hiệu quả làm việc cũng là một khó khăn của doanh nghiệp SME

5. Những nhóm ngành nghề phổ biến ở doanh nghiệp SME

Xuất phát từ những điều kiện lịch sử kinh tế xã hội, cơ cấu của các doanh nghiệp SME hiện nay ở Việt Nam hiện diện ở hầu hết ngành kinh tế tiềm năng, trong đó phần lớn tập trung trong hai thị trường chính: công nghiệp và thương mại dịch vụ

5.1. Thị trường công nghiệp

Khi chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghiệp ra đời, số lượng doanh nghiệp SME cũng tăng dần. Tại thời điểm đó, các doanh nghiệp SME tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như Công ty cổ phần, TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Kinh tế hộ gia đình hoặc Kinh tế quốc doanh. Trong công nghiệp, doanh nghiệp SME tồn tại ở bốn nhóm ngành chính:

  • Nhóm ngành khai thác và sản xuất sản phẩm thô: như khoáng sản, hải sản, lâm sản
  • Nhóm ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống
  • Nhóm ngành chế biến, lắp ráp
  • Nhóm ngành chế tạo sản phẩm kỹ thuật cao: (máy móc, điện tử, hóa chất, thiết bị đo lường, động cơ…)

Hiện nay, rất nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp SME nói chung và các doanh nghiệp SME trong công nghiệp nói riêng trong việc cơ hội cạnh tranh. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm còn hạn chế và khả năng tiếp cận thị trường chưa cao cũng là một trong những thách thức lớn.

Để cải thiện hơn tình trạng này, chính phủ đã có những bước tiến tích cực trong việc tiếp thu những kinh nghiệm, ý kiến từ bên ngoài của những doanh nghiệp nước ngoài để tạo sự gắn kết, cùng tăng cường phát triển giữa Việt Nam và các nước, góp phần củng cố sự tăng trưởng của các doanh nghiệp SME.

5.2. Thị trường thương mại dịch vụ

Vốn sở hữu những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư ít, khả năng thu hồi vốn nhanh, mức lợi nhuận hấp dẫn cũng như thị trường đa dạng, ngành thương mại dịch vụ đã và đang thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp SME.

Với đặc trưng là thị trường tài chính phi chính thức, các chủ doanh nghiệp thường sử dụng vốn tự có, nên các doanh nghiệp SME có thể gặp khó khăn rất nhiều trong vấn đề vốn. Đặc biệt, doanh nghiệp SME trong dịch vụ khó có khả năng tiếp cận đến nguồn vốn ngân hàng, vì vậy hiện nay việc khơi thông thị trường vốn cho SME là rất cần thiết và cấp bách.

Kết luận

Marvel-Media.net hy vọng đã mang đến cho bạn tất cả những thông tin cần thiết về SME là gì cũng như những cơ hội và thách thức của SMEs tại Việt Nam. Hãy luôn nhớ rằng, mọi công việc kinh doanh đều phải hết sức thận trọng trong từng bước đi bởi những cơ hội và rủi ro luôn song hành. Vậy nên hãy nắm rõ những đặc điểm, đặc biệt là những khó khăn và thách thức nếu muốn bước chân vào kinh doanh theo loại hình này.

Chúc bạn thành công khi phát triển theo mô hình kinh doanh SEM. Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!

------

Marvel-Media.net - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Quảng Trị: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, #74 Cầu Giấy
  • Quảng Trị: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, #74 Thanh Khê
  • #74 HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, #74 Tân Bình

Hotline: 0774999974 /08886.888.74 /08886.888.74

 

>> Có thể bạn quan tâm:

“Bẫy tâm lý" FOMO - Tuyệt chiêu Marketing và Sức mạnh thần kỳ của FOMO với kinh doanh online

UI/UX là gì? Tất tần tật về UI/UX mà bạn nên biết



Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn