Tổng hợp 21 mô hình trong Marketing phổ biến nhất hiện nay

Người đăng: Ngọc 212

Trong Marketing có rất nhiều mô hình nếu ứng dụng vào hoạt động kinh doanh sẽ cải thiện doanh thu x3, x5 lần nhưng không phải người mới nào cũng hiểu được điều này. Hôm nay, hãy cùng Marvel-Media.net tìm hiểu về 21 mô hình Marketing được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. 

1 - Mô hình ma trận SWOT và TOWS

1 - Mô hình ma trận SWOT và TOWS

SWOT và TOWS đều là từ viết tắt của 4 chữ cái: 

  • Strengths (Điểm mạnh)
  • Weaknesses (Điểm yếu)
  • Opportunities (Cơ hội) 
  • Threats (Thách thức)

Tuy nhiên, SWOT phân tích bên trong bắt đầu trước còn TOWS nhấn mạnh đến môi trường bên ngoài. Các mô hình này giúp doanh nghiệp hình dung các lựa chọn chiến lược và xoay quanh điểm mạnh và giảm thiểu điểm yếu để tránh các mối đe dọa và tối đa hóa cơ hội.

2 - Mô hình Marketing Mix 4P

2 - Mô hình Marketing Mix 4P

4P là mô hình quen thuộc, phổ biến nhất mà ai bước vào Marketing cũng từng tìm hiểu qua. Cụ thể 4P là: 

  • Product (Sản phẩm): Có thể bao gồm chất lượng, chức năng, bao bì đóng gói, nhãn hiệu, hỗ trợ cài đặt/sử dụng, bảo hành…
  • Price (Giá): Giá khác biệt giữa khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp, tính giá theo chi phí, giá theo doanh thu,.... 
  • Place (Kênh phân phối): Trực tiếp hoặc gián tiếp, qua nhà bán buôn, bán lẻ hoặc D2C đến trực tiếp người tiêu dùng,... 
  • Promotion (xúc tiến thương mại hay truyền thông): Sử dụng kênh truyền miệng, qua KOLs, Marketing ngoài trời,.…

3 - Mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow 

3 - Mô hình 5P và tháp nhu cầu Maslow 

Thuyết nhu cầu Maslow là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến, nó cho rằng con người được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. 5 mức nhu cầu của tháp Maslow là:.

  • Nhu cầu sinh lý: Là nhu cầu cơ bản nhất của con người như sinh hoạt, ăn uống, làm việc, …… 
  • Nhu cầu an toàn: An toàn cơ thể qua các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp…
  • Nhu cầu giao tiếp: Là mong muốn được giao tiếp, được làm việc và kết nối với người khác 
  • Nhu cầu được tôn trọng: Là cảm giác công bằng giữa mọi người, được hưởng những chính sách, lợi ích mà ai cũng được. 
  • Nhu cầu tự thể hiện: Đây là bậc cao nhất trong tháp nhu cầu, là mong muốn toả sáng, vươn lên trong cuộc sống, công việc. 

5 yếu tố này khi được kết hợp chặt chẽ, sẽ tạo nên gắn kết bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng qua mô hình 5P: 

  • Purpose (Mục đích): Khách hàng cảm thấy được công ty hỗ trợ giải quyết một vấn đề cá nhân, hoặc nâng cấp giá trị của bản thân.
  • Pride (Niềm tự hào): Khách hàng cảm thấy hãnh diện và được truyền cảm hứng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty.
  • Partnership (Đối tác): Khách hàng cảm thấy công ty gần gũi và hợp tác tốt với họ
  • Protection (Bảo vệ): Khách hàng cảm thấy yên tâm khi hợp tác với công ty
  • Personalization (Cá nhân hóa): Khách hàng cảm thấy trải nghiệm của bản thân với công ty liên tục được “may đo” theo nhu cầu và mối quan tâm của họ.

4 - Mô hình Marketing Mix 7P

4 - Mô hình Marketing Mix 7P

Mô hình 7P được phát triển dựa trên 4P và thêm 3 yếu tố : 

  • People (con người): Là mọi người trong công ty thuộc bất kỳ bộ phận nào như hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, copywriter, lập trình viên,…
  • Process (quy trình) được xem là sự vận hành của toàn bộ kênh bán hàng, hệ thống thanh toán, hệ thống phân phối,.... 
  • Physical Evidence (Cơ sở vật chất) liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường.

5 - Mô hình 3C 

5 - Mô hình 3C 

Mô hình 3C chỉ ra rằng để quá trình xây dựng một chiến lược có thể thành công các nhà hoạch định chiến lược nên tập trung vào 3 yếu tố đó là:

  • Customer (khách hàng)
  • Competitors (Đối thủ cạnh tranh)
  • Corporation (Doanh nghiệp)

Ngoài ra, 3C còn là mô hình bao gồm các nguyên tắc quan trọng giúp bạn tạo ra được nội dung, truyền tải thông điệp phù hợp đến với khách hàng nhất:

  • Crisp: Ngắn gọn 
  • Customer Centric: Khách hàng làm trọng tâm
  • Consistent: Nhất quán

6 - Mô hình marketing 4C

6 - Mô hình marketing 4C

Là mô hình mới gắn với 4P, cụ thể 

  • Customer Value (giá trị mang lại cho khách hàng) đi đôi với chữ P – Product (sản phẩm), có nghĩa là mỗi một sản phẩm được ra mắt phải thực sự đem tới giá trị cho khách hàng, giải quyết một nhu cầu thiết thực nào đó của khách hàng.
  • Cost (chi phí của khách hàng) gắn với chữ P – Price (giá), tức là giá của sản phẩm cần được nhìn nhận, cân nhắc kỹ như là một giá thành, chi phí mà người mua sẽ bỏ ra được
  • Convenience (thuận tiện) gắn với chữ P – Place (phân phối), đòi hỏi cách thức, quy trình phân phối sản phẩm phải tạo được sự thuận tiện cho cả đôi bên giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • Communication (giao tiếp) gắn với chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông), đưa ra yêu cầu trong công tác truyền thông phải tạo được sự tương tác, giao tiếp 2 chiều, cả doanh nghiệp và khách hàng.

7 - Mô hình marketing 5C

7 - Mô hình marketing 5C

Mô hình 5C trong Marketing được sử dụng để phân tích năm lĩnh vực chính có liên quan đến việc lên chiến lược marketing cho doanh nghiệp bao gồm:

  • Company (công ty): sản phẩm/dịch vụ, nhân lực, tài chính, hệ thống phân phối, quy trình làm việc, triết lý kinh doanh…
  • Customers (Khách hàng): theo nhân chủng học (giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, nhận thức…) hoặc khu vực địa lý (văn hóa tại nơi đó thế nào…), tâm lý hoặc hành vi…
  • Competitors (Đối thủ cạnh tranh): đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
  • Collaborators (Đối tác): nhà cung cấp, hệ thống đại lý phân phối…
  • Climate (Môi trường kinh doanh): Những yếu tố về công nghệ, chính trị, văn hóa, luật pháp…

Mô hình 5C trong marketing là một cơ sở nghiên cứu tuyệt vời để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc xây dựng kế hoạch marketing trong tương lai. 

8 - Mô hình marketing 4S

8 - Mô hình marketing 4S

Mô hình 4S dành riêng và rất phù hợp cho những startup vừa mới khởi nghiệp với

  • Solution (Giải pháp) / Service (Dịch vụ): là giải pháp giải quyết nhu cầu của khách hàng 
  • System (Hệ thống): Là hệ thống sản xuất và cung ứng sản phẩm/dịch vụ
  • Strategy (Chiến lược)
  • Spine (Can Đảm) 

Đây là mô hình được rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng và đánh giá là hữu ích.

9 - Mô hình Smart

9 - Mô hình Smart

Là mô hình hiệu quả để xây dựng các mục tiêu chủ đích trong chiến lược kinh doanh. 

  • Specific: Rõ ràng, cụ thể
  • Measurable: Đo lường được
  • Achievable: Khả thi
  • Relevant (Liên quan): tất cả các mục tiêu, kế hoạch marketing cần phải nằm trong tầm nhìn, định hướng chung của doanh nghiệp.
  • Timed (Giới hạn thời gian)

10 - Mô hình chiến lược 9P

10 - Mô hình chiến lược 9P

Mô hình 9P được xem là nền tảng trong mọi tổ chức trên toàn thế giới với sự ứng biến nhanh nhạy liên tục, bao gồm: 

  • People ( Con người)
  • Process ( Quy trình)
  • Performance ( Hiệu suất)
  • Productivity (Năng suất)
  • Product (Sản phẩm)
  • Promotion (Xúc tiến)
  • Pricing (Giá cả)
  • Profitability (Lợi nhuận)
  • Property (Tài sản sở hữu).

11 - Mô hình AIDA

11 - Mô hình AIDA

Là mô hình truyền thông cổ điển trong phân tích tâm lý của người tiêu dùng qua từng bước tiếp cận trong hệ thống quy trình bán hàng:

  • Attention: Giai đoạn thu hút khách hàng - Tạo ấn tượng đọng lại trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng
  • Interest: Giai đoạn gây thích thú - Đưa ra nhiều thông tin hơn để khách hàng có thể hiểu về sản phẩm
  • Desire: Giai đoạn khao khát - Tập trung để thể hiện đầy đủ mọi khía cạnh và những lợi ích mà bạn có thể mang đến
  • Action: Giai đoạn ra quyết định - Sử dụng call to action, kèm theo các ưu đãi, các chính sách để thúc đẩy hành động nhanh hơn.

12 - Mô hình phễu 

12 - Mô hình phễu 

Mô hình phễu giống như việc xây dựng hành trình chinh phục khách hàng. Bắt đầu từ khách hàng tiềm năng, tìm kiếm sản phẩm, tiếp xúc gần với quy trình bán hàng, tiếp cận đến các thông điệp truyền thông, trở thành khách hàng, sau đó giữ chân khách hàng trung thành rồi trở thành người giúp doanh nghiệp truyền bá sản phẩm.

Bước 1: Nhận biết sản phẩm qua các phương tiện truyền thông, quảng cáo…

Bước 2: Xem xét và so sánh nó với những sản phẩm cùng loại hoặc thay thế khác trên thị trường về giá cả, chức năng, chất lượng, mẫu mã, bảo hành…

Bước 3: Thích 

Bước 4: Mua hàng

Bước 5: Trung thành

Bước 6: Truyền bá

13 - Mô hình AISAS

13 - Mô hình AISAS

Mô hình AISAS (Attention, Interest, Search, Action, Share) giống với AIDA. 

14 - Mô hình SAVE

14 - Mô hình SAVE

Ban đầu SAVE là một mô hình được viết lại từ định nghĩa của mô hình 4P và hướng đến B2B. Song khi đi vào phân tích kỹ càng hơn có thể thấy SAVE phù hợp với hầu hết mọi doanh nghiệp và đặc biệt còn thích hợp với cả các phương tiện truyền thông xã hội:

  • Solution (giải pháp)
  • Access (thâm nhập)
  • Value (Giá trị) 
  • Education (giáo dục).

15 - Mô hình tiếp thị STP

15 - Mô hình tiếp thị STP

STP là viết tắt của phân đoạn, nhắm mục tiêu và định vị, là quy trình 4 bước để đưa ra các thông điệp phù hợp, được cá nhân hóa đến các đối tượng mục tiêu.

  • Segmentation: Phân đoạn thị trường có thể chia nhỏ theo độ tuổi (ví dụ: Thế hệ Z, thế hệ trẻ, những người mới bùng nổ, v.v.).
  • Targeting: Nhắm mục tiêu:

+ Marketing không phân biệt (undifferentiated marketing): Chiến dịch marketing tổng thể nhằm hướng đến tất cả khách hàng ở mọi phân khúc thị trường.

+ Marketing phân biệt (differentiated marketing): Quảng bá trên từng phân khúc thị trường khác nhau dưới nhiều hình thức, nhằm truyền tải thông điệp riêng biệt đối với mỗi phân khúc.

+ Marketing thị trường ngách (niche marketing): Thị trường được phân chia thành nhiều phần nhỏ từ thị trường lớn, nhằm tìm kiếm những nhóm người có nhu cầu đặc biệt nhưng lại bị phần lớn các thương hiệu bỏ qua.

  • Positioning: Định vị: 3 cách định vị chủ yếu trong việc định vị thương hiệu để tạo lợi thế cạnh tranh:

+ Định vị về mặt chức năng (functional positioning): tập trung vào chất lượng, công dụng của sản phẩm đáp ứng được nhu cầu, mong muốn nhất định của khách hàng.

+ Định vị về mặt biểu tượng (symbolic positioning): xây dựng niềm tin và đáp ứng lòng tự tôn của người tiêu dùng từ những đặc điểm mang tính biểu tượng của thương hiệu.

+ Định vị dựa trên trải nghiệm (experiential positioning): định vị này chủ yếu đem lại những trải nghiệm kích thích cảm nhận, cảm xúc của khách hàng dựa vào những đặc điểm của sản phẩm.

16 - 5 lực lượng của Porter

16 - 5 lực lượng của Porter

Mô hình này là duy nhất vì nó đo lường khả năng sinh lời bằng cách tập trung ít hơn vào sản phẩm hoặc đối tượng và nhiều hơn vào các ảnh hưởng và cạnh tranh bên ngoài. Bảng phân tích của năm lực lượng:

  • Quyền lực của nhà cung cấp: Đề cập đến số lượng và quy mô của các nhà cung cấp khác, tính độc đáo của dịch vụ và chi phí thay thế sản phẩm của chính bạn.
  • Quyền lực của người mua: Đề cập đến khả năng của khách hàng trong việc ảnh hưởng đến các quyết định của công ty.
  • Mối đe dọa thay thế: Mô tả sản phẩm của bạn hoạt động như thế nào so với bất kỳ sản phẩm thay thế nào.
  • Mối đe dọa của việc gia nhập mới: Nêu chi tiết bất kỳ rào cản nào bạn gặp phải khi tham gia thị trường.
  • Đối thủ cạnh tranh: Xem xét tất cả các lực lượng bên ngoài khác để đánh giá sản phẩm của bạn hoạt động như thế nào so với thị trường tổng thể.

17 - Ma trận Ansoff

17 - Ma trận Ansoff

Ma trận Ansoff còn được gọi là lưới sản phẩm thị trường hoặc ma trận sản phẩm thị trường khách hàn. Lưới 2x2 vạch ra bốn chiến lược bạn có thể sử dụng để phát triển doanh nghiệp và phân tích rủi ro tiềm ẩn.

Cách tiếp cận này cung cấp 4 chiến lược tăng trưởng bao gồm thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và đa dạng hóa.

  • Thâm nhập thị trường (Market penetration): Bán nhiều một loại sản phẩm cho tệp khách hàng hiện tại. Doanh nghiệp cần phải tìm những cách thức mới để tăng lòng trung thành của khách hàng và tăng giá trị vòng đời của khách hàng.
  • Phát triển thị trường (market development): Thu hút khách hàng mới đến một sản phẩm hiện có.
  • Phát triển sản phẩm (Product Development): Tạo ra các sản phẩm hoặc biến thể mới của sản phẩm để bán cho khách hàng hiện tại
  • Đa dạng hóa (Diversification): Bán sản phẩm mới vào những thị trường mới. Đa dạng hóa rủi ro khá cao, tuy nhiên có thể thành công nếu doanh nghiệp đã có nền tảng.

18 - Ma trận BCG - Ma trận chia sẻ tăng trưởng

18 - Ma trận BCG - Ma trận chia sẻ tăng trưởng

Ma trận BCG hay còn gọi là ma trận Thị phần/Tăng trưởng là một khung quản lý danh mục đầu tư giúp các công ty quyết định cách ưu tiên các mảng kinh doanh khác nhau. Nó là một bảng, được chia thành bốn góc phần tư, mỗi góc có biểu tượng độc đáo riêng thể hiện một mức độ sinh lời nhất định: Dấu hỏi, Ngôi sao, Bò sữa tiền mặt, Vật nuôi (Chó mực).

  • Ngôi sao: Ngôi sao là đơn vị kinh doanh có thị phần cao (tiềm năng dẫn đầu thị trường) trong một ngành đang phát triển nhanh.
  • : Biểu tượng con bò thể hiện các cơ hội có mức tăng trưởng thấp và thị phần cao. Ban đầu, bò thường tạo ra lợi tức thu nhập lớn, nhưng có thể không lý tưởng để phát triển thêm.
  • Dấu chấm hỏi: Các dự án mạo hiểm, khởi nghiệp, sản phẩm mới thường bắt đầu dưới dạng dấu hỏi, thị phần thấp trong một thị trường tăng trưởng cao.
  • Vật nuôi: Hiển thị các cơ hội có cả mức tăng trưởng thấp và thị phần thấp, còn được gọi là vật nuôi. Các đơn vị này thường hòa vốn (chúng không tạo ra hoặc tiêu thụ một lượng lớn tiền mặt) và hầu như không tạo ra đủ tiền mặt để duy trì thị phần của doanh nghiệp.

19 - Mô hình SOSTAC

19 - Mô hình SOSTAC

Mô hình SOSTAC (tình huống, mục tiêu, chiến lược, chiến thuật, hành động và kiểm soát) là một mô hình lập kế hoạch đa năng được sử dụng để tạo ra các chiến lược tiếp thị. Nó có thể là một công cụ thích hợp để xem xét quy trình của bạn và phát hiện ra những điểm yếu.

Mỗi bước trong SOSTAC đại diện cho một phần quan trọng của quá trình phát triển: Xác định các điều kiện hiện tại, xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược, vạch ra cách bạn dự định thực hiện chiến lược, lập kế hoạch và xem xét các bước này để đảm bảo bạn đạt được mục tiêu của mình.

20 - Mô hình McKinsey 7-S

20 - Mô hình McKinsey 7-S

Mô hình McKinsey 7-S nêu ra bảy yếu tố chính cần kết hợp hài hòa để một doanh nghiệp thành công. Có bảy vòng tròn: chiến lược, cấu trúc, hệ thống, phong cách, đội ngũ nhân viên, kỹ năng và các giá trị được chia sẻ. Vòng tròn các giá trị được chia sẻ ở trung tâm kết nối các vòng tròn khác để cho thấy rằng mỗi yếu tố đều quan trọng để đảm bảo sự thành công và khả năng thích ứng của một tổ chức. Khi làm việc với mô hình này, hãy xem xét các nỗ lực tiếp thị trong mỗi danh mục có thể tác động như thế nào đến những người khác.

21 - Vòng đời sản phẩm

21 - Vòng đời sản phẩm

Mô hình chu kỳ sống của sản phẩm có thể giúp bạn phát triển sản phẩm mới, tinh chỉnh các sản phẩm hiện có và nhận biết khi nào thì nên ngừng sản xuất một sản phẩm. Nó có 4 giai đoạn có thể hướng dẫn các nỗ lực tiếp thị của bạn trong suốt quá trình phát triển sản phẩm:

  • Giới thiệu: Sau khi nghiên cứu và phát triển, một sản phẩm sẽ trải qua giai đoạn giới thiệu mà lần đầu tiên bạn giới thiệu nó với người tiêu dùng. Điều này thường liên quan đến các nỗ lực tiếp thị và quảng cáo mạnh mẽ để nâng cao nhận thức của công chúng về bản phát hành mới.
  • Tăng trưởng: Khi sản phẩm trở nên phổ biến và công ty mở rộng để hỗ trợ phân phối, nó sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng. Đây là lúc sản phẩm trở nên phổ biến, phát triển cơ sở khách hàng chuyên dụng và tăng thị phần giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Chín muồi: Các sản phẩm đã trưởng thành thường có nhiều đối thủ cạnh tranh khác trong một thị trường bão hòa. Trong quá trình trưởng thành, tốc độ tăng trưởng chậm lại và bạn có thể cần điều chỉnh chiến lược tiếp thị để tìm đối tượng hoặc ứng dụng mới cho sản phẩm của mình.
  • Suy giảm: Trong quá trình suy giảm, doanh số bán hàng giảm và các nỗ lực tiếp thị ít ảnh hưởng hơn. Khi một sản phẩm đi xuống, bạn có thể chuyển nỗ lực của mình sang phát triển sản phẩm mới thay vì tiếp thị những sản phẩm hiện có.

Trên đây là 21 mô hình Marketing phổ biến, hy vọng sẽ hữu ích với Marketing trên con đường phát triển doanh nghiệp. 

------------------------------------------------------------------------------------

Marvel-Media.net - Hệ thống nền tảng ứng dụng hỗ trợ kinh doanh online hiệu quả 

Địa chỉ: 

  • Quảng Trị: Số 247 Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, #74 Cầu Giấy
  • Quảng Trị: Số 56 Nguyễn Tri Phương, Phường Chính Gián, #74 Thanh Khê
  • #74 HCM: Số 40 Hoàng Việt, Phường 4, #74 Tân Bình

Hotline: 0774999974 /08886.888.74 /08886.888.74

Đỗ Thị Hồng Ngọc

Để lại ý kiến

Cho chúng tôi và cộng đồng biết quan điểm của bạn